Tại những vùng có khí hậu có tính biến hoá rõ ràng về mùa vụ, ở trong bộ mộc chất thứ sinh trong cây thực vật họ mộc bản sống lâu năm, mỗi năm đều hình thành đường viền hoa văn có biên giới rõ ràng
- Cành: phát triển từ chồi nách của thân, là cành bên hay cành cấp một. Từ đây sẽ cho cành cấp 2,3…
2. Các dạng thân.
Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỷ lệ tương đối giữa thân với cành mà người ta phân biệt các dạng thân sau đây:
- Thân gỗ: là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất.
Tuỳ theo chiều cao của thân, các cây thân gỗ dược chia làm 3 loại: cây gỗ lớn (cao 18m trở lên), ví dụ: cây chò chỉ, chò nâu…; cây gỗ vừa (cao 12-18m): dẻ, ngọc lan…; cây gỗ nhỏ (cao từ 6-12m): bưởi, ổi…
- Thân bụi: thân dạng gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4m. Ví dụ: sim, mua…
- Thân nửa bụi: cây sống nhiều năm, có thân hoá gỗ một phần ở gốc, phần trên không hoá gỗ và chết đi vào cuối thời kỳ sinh dưỡng. Từ phần gốc sẽ hình thành nên những chồi mới và quá trình đó được lặp lại hằng năm. Ví dụ: cây cỏ lào (Eupatorium odoratum), cây xương rồng…
- Thân cỏ: phần thân trên mặt đất chết vào cuối thời kỳ quả chín, thân không lớn được. Thân có nhiều loại: một năm, hai năm, nhiều năm.Cỏ một năm đời sống sau khi quả, hạt chín trong một mùa (ví dụ: lúa, xà lách); cỏ hai năm là loại cây trong năm đầu chỉ có lá mọc gần gốc rễ, còn thân mang hoa sẽ xuất hiện và năm thứ hai (ví dụ: cà rốt).
3.Các loại thân trong không gian.
- Thân đứng: thân mọc thẳng đứng và tạo với gốc một góc vuông. Hầu hết các cây thân gỗ và một phần cây thân cỏ thuộc loại này.
- Thân bò: cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng lên được, nên phải bò sát mặt đất. Tại các mấu chạm đất của thân thường mọc ra rễ phụ để lấy thêm nguyên liệu cho lá quang hợp. Nhờ thế mà cây có thể phát triển trên một diện tích rộng (ví dụ: rau má, khoai lang...). Trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các đoạn thân bò để gây giống trong sinh sản sinh dưỡng.
- Thân leo: cây không đủ khả năng mọc đứng một mình và phải dựa vào các cây khác hoặc vào giàn để vươn cao. Thân leo phần lớn thuộc dạng cỏ, như bìm bịp, bầu bí, mướp... Có nhiều cách leo khác nhau:
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.